Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Bình đựng nước inox nóng - lạnh







Bình inox giữ nhiệt của Thái Lan -hiệu Zebra   gần 200k


Bên trong có cái lọc, rất thích hợp để uống trà 


Một loại nhẹ hơn để đựng nước nguội thông thường thay vì dùng chai nhựa khoảng 150k
Hàng của LOCK &LOCK của Hàn Quốc có nhiều mẫu mã phong phú, nhưng giá thành cũng rất cao. Có thể tìm thấy dễ dàng ở Parkson Hùng Vương hay Lotte


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Dùng túi nylon có thể gây biến đổi giới tính ???


Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.
PGS TS Phạm Gia Điềm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hóa dược, hóa sinh hữu cơ cho biết: Trong túi nilon có chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là chất cực kỳ nguy hiểm. Bởi sau một thời gian tích tụ đủ lượng, sẽ quay sang tấn công cơ thể con người.
Nhiều thành phần độc hại
Theo PGS Phạm Gia Điềm, ở nước ta, túi nilon thường được sản xuất, tái chế từ túi nilon, nhựa đã qua sử dụng bằng công nghệ rất thủ công. Trong quá trình sản xuất, người ta trộn thêm nhiều loại hóa chất để làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm.
Một số loại túi nilon được làm từ chất dẻo polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Một số loại được sản xuất từ chất liệu nhựa rất độc hại với sức khoẻ con người. “Các loại túi nilon màu, bền dai có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và ung thư phổi”, PGS Điềm khẳng định.

PGS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, trước đây, viện này đã cho kiểm nghiệm hai mẫu thìa nhựa (loại nhựa cao cấp hơn để làm túi nilon) thì thấy hàm lượng chì (26 mg một kg), cadimi (1mg một kg) và các chất độc khác cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Đặc biệt, khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn thấy còn có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0%. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng. Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. “Do vậy, nếu túi nilon và đồ đựng thức ăn nhựa làm từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần”, PGS Sung cảnh báo.
Gây ung thư, biến đổi giới tính
PGS TS Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm Phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học công nghiệp cho biết, phần lớn túi nilon ở Việt Nam được sản xuất từ nhựa, nilon tái chế song lại không hề khuyến cáo cho người tiêu dùng cách sử dụng và tác hại. Do vậy, nhiều người vẫn vô tư dùng túi nilon đựng thực phẩm bất kể nóng, lạnh…mà không biết biết rằng ở nhiệt độ 70 - 80oC, phụ gia chứa trong đó sẽ hòa tan vào thực phẩm.
Trong đó, chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat, chất hóa dẻo) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.
Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Dùng túi nilon có thể gây biến đổi giới tính?, Tin tức - Sự kiện,
Nếu đốt túi nilon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và ruran gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ...
“Polymer là loại chất có thời gian phân giải hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Do vậy chúng không gây đột tử ngay mà tích tụ trong cơ thể (không thể tiêu hóa) dẫn đến đầy bụng, gây khó tiêu, chán ăn…”, PGS Phạm Gia Điềm phân tích.

PGS Điềm lưu ý, nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.
Nilon được làm từ vật liệu polymer rất khó phân hủy nên trên thế giới đang có xu hướng thay thế nó bằng vật liệu khác, tiến tới cấm sử dụng. Việc chôn lấp túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường nước, còn nếu đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và ruran gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ...
PGS TS Phạm Gia Điềm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hóa dược, hóa sinh hữu cơ.
(Theo Đất việt)

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Chú ý khi sử dụng túi nylon


  1. Không dùng để đựng thức ăn nóng như cháo, các loại bún, bắp nấu ...ngay cả hộp nhựa hay hộp xốp tránh dùng càng nhiều càng tốt vì đó là loại hộp không rõ nguồn gốc. Nhớ mang cà men theo, nếu không thì ăn tại chổ là cách tốt nhất :

      2. Tránh dùng túi có màu để đựng thức ăn nguội, dùng trực tiếp như : khoai lang chín , bún, ... vì chất màu sẽ dễ bị dính vào thức ăn, nếu là túi loại rẻ tiền (hình 1) thì càng nên tránh vì vừa ra màu, vừa có mùi khó chịu.. hãy yêu cầu đựng túi màu trắng, trong (hình 2) vì là loại túi làm từ nhựa PP hoặc HDPE 
Hình 1: rất nhiều nơi còn dùng loại túi đủ màu và có mùi  hôi để đựng thức ăn . Chúng ta không để ý và cứ vô tư dùng , thậm chí quen với mùi bao hôi hôi đó

       
Hình 2:  loại  bao trắng, loại hơi đục trong siêu thị trường dùng đựng rau củ.

Túi xách nylon màu trắng, loại trong, không mùi 
                                              




Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

BPA - một chất độc hại có trong đồ nhựa và cả đồ kim loại

1.Bình sữa có chất BPA: Rất nguy hiểm!


Bisphenol A là gì?
Bisphenol-A (gọi tắt là BPA) là một loại hoá chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate) – loại nhựa vẫn được dùng để sản xuất bình sữa hiện nay.
BPA gây hại như thế nào?
BPA được phát hiện trong nhiều báo cáo khoa học của các nhóm nghiên cứu độc lập. Trong bản đánh giá do một nhóm 12 chuyên gia thực hiện theo Chương trình phòng chống độc quốc gia của Mỹ (The National Toxicology Program – NTP), BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường. Chỉ cần một liều nhỏ BPA cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự lên bào thai người và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, báo cáo này không khẳng định là với lượng BPA là bao nhiêu thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ sinh dục của con người.
Những nghiên cứu này đã làm dấy lên mối lo ngại về tác hại của BPA tới sức khỏe con người, dẫn đến nhiều hoạt động kêu gọi tẩy chay BPA tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tháng 4/2008, Bộ Y tế Canada đã chính thức coi BPA là chất nguy hiểm.

Vài kinh nghiệm phân biệt bình có chất BPA
Trên thị trường có rất nhiều bình sữa là làm bằng nhựa polycarbonate và có thể nhà sản xuất vì lý nào đó không ghi lên sản phẩm.
Bằng mắt thường, người dùng có thể chú ý một vài đặc điểm như:
Nhựa polycarbonate thường khá cứng, nhìn trong suốt vì có chất BPA.
Nếu dưới đáy bình có biểu tượng có nghĩa là chắc chắn bình làm bằng nhựa polycarbonate.
Trong khi đó, các sản phẩm làm bằng nhựa polypropylene nhìn sẽ đục hơn và mềm hơn là nhựa polycarbonate.
Bình sữa được làm từ nhựa polypropylene sẽ có chữ PP hoặc biểu tượng ở dưới đáy bình.
(Tin từ Dantri)
2.Chất độc bisphenol-A tràn lan ở Việt Nam
Theo một nghiên cứu trên chuột của Mỹ, bisphenol-A (BPA) là hóa chất rất độc hại và có thể thôi nhiễm từ bao bì vào thức ăn. Trong khi đó, tại Việt Nam, hóa chất này lại có mặt ở hầu hết các loại hộp, can, thùng đựng thực phẩm với hàm lượng khó kiểm soát.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Khôi, phòng vật liệu polymer, Viện Hoá học, Viện khoa học Việt Nam, cho biết, bisphenol-A (BPA) thuộc nhóm polycarbonat, gồm các chất polymer dẻo nóng và trong suốt, được sử dụng như chất tạo khuôn. BPA chủ yếu có trong sơn epoxy – một loại sơn bảo quản dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại đựng thực phẩm, nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn.
Ở Việt Nam, BPA có mặt trong các loại đồ chơi trẻ em và đồ gia dụng bằng nhựa như bát đĩa, cốc, cặp lồng, hộp, chai, lọ, thùng đựng đồ uống như sữa, bia, rượu… Phần lớn đồ hộp bằng kim loại cũng được tráng sơn epoxy để bảo quản thức ăn. Bên cạnh epoxy, người ta còn sử dụng một số loại sơn bảo quản khác như urniorethan và diputinxalat cho các sản phẩm đựng thức ăn trong tủ lạnh. Ngoài đồ gia dụng, chất bisphenol-A còn rất phổ biến trong các loại sơn tổng hợp, đặc biệt là những loại dùng để sơn cửa, bàn ghế, tường nhà…
Tiến sĩ Khôi khẳng định các loại sơn bảo quản trên đều mang độc tính. Một số chất cấu thành có thể đi vào thức ăn nếu không được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn an toàn. BPA là một ví dụ điển hình -nó có thể thôi nhiễm khi bao bì được đun nóng, được làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh hoặc tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống có tính axit.
Hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác hại của BPA, song theo ông Khôi, nó có thể gây ung thư giống như một số thành viên khác trong nhóm chất dẻo polycarbonat. Tại Mỹ, người ta đã cảnh báo BPA có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, gây rối loạn hành vi và khả năng nhận thức. Về lâu dài, nó có thể gây tổn thương não bộ, gây ra căn bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư. Trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với Bisphenol-A sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Hiện nay, BPA và phần lớn các chất phụ gia công nghiệp khác đang sử dụng tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nhiều nguồn với chất lượng khác nhau. Loại càng rẻ tiền thì lại càng nhiều tạp chất và độc tính càng cao. Tỷ lệ các chất phụ gia công nghiệp trong đồ gia dụng hiện nay đều do nhà sản xuất quyết định.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có quy định nào về tiêu chuẩn an toàn của chất bisphenol-A. Phòng Khoa học tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho biết, Bộ chỉ kiểm duyệt mức độ thôi nhiễm của hóa chất, trong đó có bisphenol-A, từ bao bì bằng chất dẻo ra thực phẩm, chứ không quản lý về chất lượng của bao bì. Còn Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì có nhận thử nghiệm độc tính của các sản phẩm nhựa và đồ chơi trẻ em, nhưng là theo đơn đặt hàng, chứ không có chức năng kiểm duyệt.
Theo ông Khôi, để hạn chế rủi ro, người tiêu dùng nên lựa chọn sử dụng những mặt hàng có tên tuổi và chất lượng. Không nên ham rẻ mà dùng những đồ không rõ nguồn gốc được bày bán trôi nổi trên thị trường. Trường mẫu giáo và nhà trẻ cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng khi mua sắm bát, đĩa, cốc nhựa và đồ chơi cho trẻ.
Linh ChiPV VNExpress
3. Nước nóng phóng thích các hợp chất có hại trong chai nhựa
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Cincinnati (UC), hoạt chất Bisphenol A (BPA) thoát ra từ các chai nhựa polycarbonate nhiều hay ít không phụ thuộc vào tuổi thọ chai mà chính là nhiệt độ của chất lỏng chứa trong chai.
Tiến sĩ Scott Belcher và cộng sự phát hiện ra khi những chai nước bằng nhựa polycarbonate, cả cũ lẫn mới, tiếp xúc với nước nóng thì chất BPA, một chất tổng hợp có vai trò gần như nội tiết tố nữ khi được hấp thu vào cơ thể, bị thải ra nhanh gấp 55 lần so với trước khi tiếp xúc với nước nóng.
Belcher, phó Giáo sư khoa Dược lý và Sinh lý học tế bào tại UC giải thích: “Những công trình trước đó đã chỉ ra rằng nếu ta đều đặn chà xát, rửa hoặc nấu sôi những chai polycarbonate thì chúng đều thải ra chất BPA. Điều đó cũng có nghĩa là BPA có thể tồn tại trong nhiều dạng nhựa polycarbonate. Nhưng chúng tôi muốn biết sử dụng bình thường trong cuộc sống hàng ngày có thể xảy ra khả năng đó không và đâu là yếu tố quyết định ảnh hưởng lên quá trình giải phóng chất này.”
“Chúng tôi bắt đầu ngay với những bài kiểm tra dựa trên cách người tiêu dùng sử dụng những chai nước nhựa plastic và sự khác biệt lớn nhất mà chúng tôi ghi nhận được là hàm lượng giải phóng chất liên quan đến nhiệt độ chất lỏng. Chai sử dụng được 9 năm có hàm lượng BPA giải phóng cũng tương tự như những chai mới.”
Những chai nhựa được sử dụng trong nghiên cứu kiểm tra chất Bisphenol A. (Ảnh: UC)
BPA là một trong những hóa chất nhân tạo xếp vào nhóm “phá vỡ nội tiết”, có nghĩa là chúng làm thay đổi chức năng nội tiết tố bằng việc bắt chước vai trò của nội tiết tố tự nhiên của cơ thể. Nội tiết tố được tiết ra thông qua các tuyến nội tiết và có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
Hóa chất này thường được sử dụng rộng rãi trong những sản phẩm như chai nước tái sử dụng, lớp lót thực phẩm đóng hộp, ống nước và chất trám răng. Chúng có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh sản và phát triển não bộ trong những nghiên cứu trên động vật.
Blecher giải thích: “Có rất nhiều chứng cứ khoa học cho thấy tác hại của một lượng rất nhỏ BPA trong phòng thí nghiệm và trong các thử nghiệm trên động vật nhưng có rất ít chứng cứ y khoa về tác hại của nó trên con người. Tuy nhiên, giới khoa học lại rất nghi ngờ khả năng gây ảnh hưởng xấu lên con người của hợp chất này.”
Nhóm của Belcher phân tích những chai nước polycarbonate đã qua sử dụng lấy từ một phòng tập leo núi ở địa phương và mua những chai nước mới cùng nhãn hiệu tại một cửa hàng bán lẻ. Tất cả những chai này đều được qua một bài kiểm tra kéo dài 7 ngày trong những tình huống bình thường như đi du lịch, leo núi và những hoạt động thám hiểm ngoài trời khác.
Các nhà nghiên cứu thuộc UC phát hiện hàm lượng BPA phóng thích từ những chai nước cũ và mới hoàn toàn giống nhau cả về số lượng và tốc độ – trong điều kiện nước mát và ấm. Tuy nhiên, hàm lượng này cao đột biến khi những chai này tiếp xúc với nước nóng, dù chỉ trong thời gian ngắn. Belcher cho biết: “Khi đem so sánh với vận tốc của cùng một chai, tốc độ này nhanh hơn từ 15 đến khoảng 55 lần.
Trước khi tiếp xúc với nước nóng, vận tốc phóng thích của từng chai là vào khoảng 0.2 đến 0.8 nanogram/giờ. Sau đó, con số này là 8 đến 32 nanogram/giờ.
Belcher nhấn mạnh vẫn chưa rõ hàm lượng BPA cao đến mức nào thì nguy hiểm cho con người. Ông khuyên người tiêu dùng nên quan tâm những chất tích tụ môi trường gây hại cho cơ thể như thế nào.
“BPA là một trong những hóa chất tương tự như estrogen mà con người tiếp xúc, và các nhà khoa học vẫn đang cố gắng làm rõ những chất phá vỡ nội tiết – bao gồm chất phyto-estrogens tự nhiên từ đậu nành mà con người vẫn cho là vô hại – tích tụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho điều đó.”
Tuệ Minh (Theo ScienceDaily)

Hiện nay đã có bán các hộp nhựa ,và  kim loại không có BPA  ở các siêu thị lớn như Lotte ,Parkson có hiệu lock&lock. Hãy lựa chọn kỹ nhé.




hộp nhựa BPA

một số mẫu bình sữa không có BPA
         


Hiểu về đồ nhựa (sưu tầm)

Các chai nhựa, dùng để đựng nước khoáng, nước ngọt, mỹ phẩm, dầu gội, dầu ăn, đầu nhớt …. Đều được ghi 1 trong 7 kí hiệu  trên thân của vỏ chai đó. Kí hiệu đó nói lên chất liệu nhựa được sử dụng để tạo ra sản phẩm.

Hiện nay, các công ty lớn nhỏ trên thế giới đang chuyển dần sang sử dụng các loại nhựa (plastic) có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, phần lớn cách công ty vẫn sử dụng loại plastic là từ dầu mỏ. Có rất nhiều loại plastic được các nhà hóa học chế ra, nhưng có 7 loại plastic được sử dụng rộng rãi nhất mà tôi sẽ kể sau đây:



1. Polyethylene terephthalate - kí hiệu PET hay PETE 


Lọai thứ nhất là polyethylene terephthalate (kí hiệu PET hay PETE) và được đánh số 1. Đây là loại thông dụng nhất, được sử dụng để làm vỏ chai nước khoáng, nước ngọt, nước trái cây, hộp nhựa …. Tổ chức EPA (Environmental Protection Agency) không còn liệt kê DEHA, một loại hóa chất trong PET, như là một chất gây ưng thư. Nhưng lọai nhựa này có thể rò rỉ vào trong nước kim lọai antimony (an-ti-môn) và ôxít chì rất độc hại cho cơ thể con người. Nhất là khi đựng nước nóng hay để trong môi trường có nhiệt độ cao thì PET rất dễ rò rỉ ra các kim loại độc hại trên. Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng lại những chai nhựa làm bằng PET vì nó rất khó làm sạch và có thể chứ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.



2. High-density polyethylene hay HDPE 



Lọai thứ 2 là High-density polyethylene (viết tắt là HDPE), được dùng để làm các loại chai dầu gội đầu, hộp sữa, hộp đựng dầu nhớt, đồ chơi hay các loại túi shopping cứng. Loại plastic này thường mờ đục, không trong suốt. Một số nơi tái chế thường chỉ nhận tái chế HDPE thuần (không có màu).

Các loại hộp, chai, lọ làm bằng hai plastic vừa kể trên là hai loại dễ tái chế nhất. Còn các loại khác như tuýp, xô, phim, túi thì khó hơn vì chứa các loại kim loại độc hại. Việc sản xuất ra HDPE còn sử dụng tới các hóa chất độc như hexane và benzene.



3. Polyvinyl chloride, kí hiệu V 


Lọai thứ ba là Polyvinyl chloride (viết tắt là V), thường được dùng trong các loại màn plastic (như màn trong nhà tắm, các loại màn plastic bọc thức ăn), ống nước, một vài loại chai và vật liệu xây dựng. Polyvinyl chloride còn được gọi với cái tên quen thuộc là vinyl (PVC), rất gần với PVDC. Polyvinyl chloride thì chứa nhiều chất độc chloride. Vậy mà nhiều nơi vẫn dùng PVC làm đồ chơi cho trẻ em. Và một điều các bạn nên nhớ là PVC là lọai plastic độc nhất, cả việc chế tạo lần vứt bỏ PVC đều gây ra sự rò rỉ dioxin, loại chất cực độc gây ung thư, vào trong nước và không khí.

Đồ chơi làm bằng PVC chứa phthalate, chất này hiện nay được tìm thấy khá nhiều trong máu người. Nó tác độc vào hóoc-môn, gây nên sự dậy thì sớm. PVC hiện nay đã bị tẩy chay bởi rất nhiều hãng sản xuất trên thế giới.



4. Low-density polyethylene hay LDPE 


Loại thứ tư là Low-density polyethylene (viết tắt là LDPE), được dùng nhiều trong sản xuất túi shopping, dây buộc, vỏ đĩa CD, vỏ ổ đĩa cứng và trong một số loại chai nhựa. LDPE ít độc hại hơn PVC, nhưng nó vẫn chứa các chất độc như butane, benzene và vinyl acetate.

Các lọai túi shopping (nói trắng trợn là bọc nylon dùng để mua đồ) làm bằng LDPE và HDPE hiện nay bị lên án bởi các nhóm bảo vệ môi trường (trong đó có tui) và bị cấm bởi một số thành phố Mỹ. Mọi nơi tràn ngập túi nylon khó phân hủy (hầu như không thể phần hủy).



5. Polypropylene hay PP 


Loại thứ năm là Polypropylene (viết tắt PP) được dùng đề làm tả em bé, băng vệ sinh, ly, đĩa, hộp đựng kẹo và các dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Polypropylene được xem như loại plastic tốt và tốt nhất trong 7 lọai plastic. Tuy nhiên PP vẫn chứ một số chất độc như DDT và PCB.





6. Polystyrene hay còn được biết dưới tên Styrofoam 


Lọai thứ 6 là Polystyrene hay còn gọi là Styrofoam (viết tắt PS), được dùng trong sản xuất ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh (dùng 1 lần rồi bỏ) hay các hộp thức ăn mang về. Loại nhựa này không được các nơi tái chế chấp nhận. Việc sản xuất Polystyrene sinh ra khí CFC gây hiệu ứng nhà kính vì làm thủng tầng Ozon và làm ô nhiễm nguồn nước và không khí.



7. Các lọai khác 
 

Các loại nhựa plastic được đánh số 7, nghĩa là nó được làm từ một loại plastic khác với 6 loại kể trên. Kể cả polycarbonate là lọai nhựa gây tổn thương tới hóoc môn của con người bởi vì chúng rò rỉ bisphenol-A vào các thức uống nóng. Bởi vậy khi uống thức uống nóng, các bạn đừng uống bằng ly nhựa. Dùng ly sứ và thủy tinh sẽ tốt hơn.

Ba loại nhựa hoàn toàn không nên dùng là lọai số 3,6 và 7. Bởi vì ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe đã được chứng minh. Nếu phải dùng, tôi đề nghị chỉ nên dùng 1 trong 2 lọai số 2 - HDPE và 5 - PP. 


Tôi viết bài này mong mọi người chú ý, giữ gìn sức khỏe của mình cũng như có thể kiến thức về một số đồ vật nhựa mình dùng hàng ngày. Bên cạnh đó, một điều nữa tôi cũng muốn nói, đó là “Hãy nói không với túi nhựa” vì nó đang ngày càng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Khi đến siêu thị, hay của hàng tạp hóa, nếu bạn thấy không cần thiết thì hãy đừng lấy bao nhựa chứa đồ. Đó cũng là một hành động góp phần bảo vệ môi trường.
(http://www.oneoff-tshirt.com/)


Không tái sử dụng chai nhựa, hộp nhựa mỏng 

Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa #1 PET, là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần.

Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.

Một lý do nữa không nên tái sử dụng chai đựng nước và soda làm từ nhựa #1 là vì chúng rất khó cọ rửa sạch. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được.

Hộp nhựa dùng cho lò vi sóng vẫn bị thôi hóa chất 

Biểu tượng hay nhãn "microwave-safe" hoặc "microwavable" (sử dụng được trong lò vi sóng) trên các hộp nhựa chỉ có nghĩa rằng chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ, hoặc tách rời ra khi quay trong lò vi sóng.

Biểu tượng này không đảm bảo rằng những cái hộp đó sẽ không thôi hóa chất ra trong quá trình xử lý nhiệt. Tốt nhất hãy chỉ sử dụng hộp đựng hay bát đĩa bằng thủy tinh, sành, sứ để quay thực phẩm trong lò vi sóng. 
Các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các loại túi, màng bọc bằng chất dẻo để cất giữ thịt và pho mát. Hãy rửa các hộp nhựa nhẹ nhàng với xà phòng không chứa chất ăn mòn, bởi các loại cọ và hóa chất tẩy rửa mạnh có thể làm xước bề mặt nhựa, trở thành "ngôi nhà lý tưởng" cho vi khuẩn. 


TÓM LẠI: 
DÙNG ĐỒ NHỰA CÓ KÝ HIỆU SỐ 2 VÀ 5 ( mua ở những nhãn hiệu uy tín)  
HẠN CHẾ DÙNG ĐỒ NHỰA ,NHẤT LÀ DÙNG ĐỂ ĐỰNG THỨC ĂN NÓNG ,THAY BẰNG THỦY TINH, INOX , SÀNH SỨ , CÁC VẬT LIỆU TỰ NHIÊN ....
HẦU HẾT QUÁN ĂN ĐỀU DÙNG HỘP NHỰA KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC , NÊN ĐÊM THEO TÔ,DĨA , HỘP INOX , HAY HỘP NHỰA PP ( nếu thức ăn nguội )
TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG , TIẾT KIỆM ĐƯỢC MỘT LƯỢNG LỚN HỘP XỐP ,HỘP NHỰA ĐỰNG THỨC ĂN NHANH .